Thông thường thì chúng ta chỉ thấy là trẻ sơ sinh bú sữa công thức thì dễ bị táo bón hơn là trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Và tốt hơn hết là nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.
Bởi vì sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch hoàn thiện cho trẻ nhỏ. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón là do đâu.
Các bạn không nên quá lo lắng về hiện tượng trẻ sơ sinh bú mẹ mà bị táo bón bạn nhé. Chỉ cần mẹ chịu khó quan tâm và khắc phục là được.
Táo bón ở trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh bị táo bón là hiện tượng đi ngoài phân cứng, phân có khuôn nhỏ như phân con dê, hoặc có trường hợp phân rất lớn nhưng chắc và rắn khó tống ra bên ngoài.
Trẻ sơ sinh ở 6 tháng đầu tiên thì bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì hiếm rất bị táo bón. trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi thì thường đại tiện thường xuyên mỗi ngày từ một đến hai lần, nhưng càng về sau thì số lần đại tiện của bé sẽ ít hơn.
Thậm chí có nhiều trẻ bú sữa mẹ chỉ đi đại tiện 1 lần trong vòng 1 đến 2 tuần. Và đối với những trẻ như vậy vẫn xem là bình thường hay không táo bón trong trường hợp phân có nước hoặc vẫn mềm.
Nếu như trẻ bú sữa mẹ mà đi phân ngoài tích như vậy thì do sữa mẹ không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, không có nhiều chất chặn để tạo thành phân. Và khi bé bắt đầu ăn dặm thì bé sẽ đi ngoài với tần suất thay đổi nhiều hơn, và lúc này phân của bé sẽ rắn hơn.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh nhưng chúng ta quan trọng đến những nguyên nhân sau đây:
Do chế độ ăn uống của mẹ
Nếu như bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì hoàn toàn do chế độ ăn uống của mẹ không đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ cũng như không cung cấp chất xơ và khẩu phần ăn của mẹ.
Từ đó dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, hoặc những bà mẹ có thói quen ăn quá nhiều thức ăn cay nóng như gừng, ớt, tiêu,…dẫn đến hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh nếu như mẹ ăn quá nhiều những thực phẩm này.
Hoặc mẹ ăn quá nhiều những đồ khó tiêu và cơ thể của bé không hấp thụ được cục sẽ dễ bị táo bón.
Khi bé còn bú sữa mẹ hay toàn thì chế độ ăn của mẹ cần phải cân nhắc rất nhiều. bên cạnh đầy đủ những dưỡng chất cần thiết thì mẹ phải bổ sung thêm rau xanh và các loại rau quả tươi để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé cũng như giúp cho bé tạo được cái hệ vi khuẩn đường ruột tốt và không bị táo bón.
Do dùng thêm sữa ngoài
Chúng ta có thể nói đến tình trạng bé dùng thêm sữa ngoài: thì sữa ngoài cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón ở trẻ, lúc này thì mẹ cần cân nhắc đổi sữa cho con.
Do yếu tố bệnh lý
Hoặc do những bệnh lý cũng có thể làm cho trẻ bị táo bón: trị tật bẩm sinh đại tràng bị phình to, bệnh suy giáp trạng. Nếu như trẻ sơ sinh đi đại tiện ít trong 1 tháng đầu tiên sau khi sinh, kèm theo dấu hiệu sụt cân thì mẹ cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên không tăng cân hoặc tăng rất thích cũng coi là dấu hiệu hiện tượng thức ăn của mẹ chung nạp vào cơ thể không đủ và trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Trẻ sơ sinh không đi ngoài phân su trong những ngày đầu đời là dấu hiệu cho thấy vấn đề về đại tiện kể từ khi sinh. Lúc này bạn hãy thông báo cho bác sĩ ngay bạn nhé.
Nên làm gì khi trẻ bú mẹ bị táo bón
Đầu tiên là mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn của mình. Bổ sung thêm chất xơ và uống đủ nước trên một ngày cũng như bổ sung thêm những nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Còn em bé thì vẫn bú sữa mẹ liên tục bạn nhé.
Thực hiện massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ để giúp cho bé dễ đi đại tiện hơn. Hoặc bạn có thể tập thể dục bằng cách đạp xe đạp nhẹ nhàng cho trẻ.
Nếu như bạn nghi ngờ những vấn đề về sức khỏe của bé thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi ngay. Để chúng ta chuẩn đoán và điều trị kịp thời cho bé. Và bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo chứ chúng tôi không đưa ra bất kỳ chuẩn đoán hay phương pháp điều trị nhi khoa nào.