Cách bảo quản sữa mẹ
Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ tốt rất nhiều cho sự phát triển của con. Và các chuyên gia khuyến khích tất cả các bà mẹ sau khi sinh nên nuôi con bằng sữa mẹ…Và ngày nay chúng ta hoàn toàn có thể xử lại sữa mẹ và trữ ở tủ lạnh.
Đây được xem là một trong những phương pháp tích trữ sữa mẹ để dành cho con. Và câu hỏi sẽ được đặt ra rằng sữa mẹ sẽ được bảo quản bao lâu?
Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề trữ sữa mẹ để dành cho con thì có thể tham khảo bài viết và chúng tôi chia sẻ về thời gian bảo quản sữa mẹ được bao lâu vậy nhé!
Có nhiều bà mẹ sau khi sinh con sữa về rất là nhiều trẻ sẽ bú không hết, cho nên thông thường các bà mẹ sẽ chọn cho mình phương pháp tích trữ sữa để dành cho con.
Thời gian bảo quản sữa mẹ
Sữa của mẹ sau khi vắt ra sẽ được cho vào túi được sữa chuyên dụng và bảo quản, nhưng các mẹ vẫn chưa nắm được khoảng thời gian trữ để chất lượng giữ nguyên là bao lâu?!
Sữa mẹ vắt ra để trong môi trường nhiệt độ phòng?
Sữa mẹ để trong nhiệt độ môi trường nhiệt độ phòng khoảng 28 độ thì số này có thể bảo quản được từ 6 đến 8 tiếng. Hãy nhớ cho bé uống trà sớm thì càng tốt và khi uống thì nhớ hâm sữa lại nóng.
Sữa mẹ vắt ra để ngăn mát tủ lạnh?
Trường hợp mẹ tắc sữa và để trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản tối đa là từ 1 đến 3 ngày.
Sữa mẹ bảo quản ở ngăn đông?
Sữa sẽ tinh khiết ở trạng thái đông:
– Sữa có thể trữ trong vòng từ 1 – 2 tuần khi được trữ trong tủ lạnh cửa đơn,
– Khoảng ba tháng khi trữ trong tủ lạnh hai cửa có phun sương,
– Sáu tháng trong loại tủ luôn duy trì mức nhiệt là -18° C.
Cách hâm nóng sữa cho con
Sữa mẹ sau khi vắt ra sẽ được cho vào bình hoặc là túi chuyên dụng bảo quản sữa và chúng ta cho vào ngăn đá tủ lạnh và bảo quản. Trên mỗi túi đựng sữa điều có ghi ngày, tháng và giờ vắt sữa. Để chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra hạn sử dụng của sữa mẹ.
Bước 1 xem thời gian vắt sữa
Dựa vào thời gian vắt sữa, bạn sẽ lấy sữa vắt trước rồi làm ấm và cho bé dùng trước, sữa vắt sau sẽ cho bé dùng sau.
Bước 2 rã đông sữa đúng cách
Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì làm thế sẽ khiến vi khuẩn trong sữa tăng lên. Để rã đông sữa mẹ, bạn có thể hấp cách thủy hoặc làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng khoảng 40° C. Không đun sữa mẹ hoặc hâm sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm hỏng sữa.
Bước 3 lắc đều trước khi cho bé uống
Lắc nhẹ chai sữa để phần váng sữa và sữa trộn lẫn với nhau. Đừng lắc quá mạnh vì sẽ làm phân hủy một số chất dinh dưỡng có giá trị có trong sữa. Hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé bú. Sữa phải ấm nhưng không quá nóng.
Bước 4 không dùng lại sữa còn thừa
Nếu bé bú không hết sữa sau khi rã đông thì phải bỏ đi, không được trữ lại.
Vậy là các bạn đã biết cách rã đông sữa và hâm nóng sữa để cho con uống đúng cách và an toàn. Nhưng các bạn hãy nhớ rằng nếu như sữa Đã hâm lại rồi mà con uống không hết thì nên bỏ đi.
Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ
Nhưng các mẹ cần lưu ý là không nên ăn những thức ăn có mùi như: mắm nêm, mắm tôm, tỏi, hành lá, những thức ăn có mùi tanh, nhiều dầu mỡ,…vì có thể làm ảnh hưởng mùi vị của sữa mẹ, và khi trữ đông con lại không ăn.
Hãy ăn những thực phẩm tốt cho sức khoẻ như bổ sung thêm vitamin c collagen và các khoáng chất để nâng cao chất lượng sữa cho con. Và không nên hoà lẫn sữa mẹ vào với nhau bạn nhé. Chỉ hâm nóng đủ lượng sữa mỗi lần con ăn, nếu ăn không hết thì mẹ nên bỏ đi.
Có rất nhiều điều xoay quanh sữa mẹ bảo quản. Và bài viết này chúng tôi chỉ tập trung chủ đề thời gian bảo quản sữa mẹ là bao lâu.